Chỉ số RSI là một khái niệm quan trọng khi phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính. Khi kết hợp chỉ báo này với đường MACD, chỉ báo Bollinger Bands hoặc các mô hình nến đặc biệt sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện dấu hiệu thị trường đảo chiều từ sớm để chủ động đưa ra quyết định giao dịch. Mời bạn cùng Vangthegioi tìm hiểu về chỉ báo đặc biệt này nhé.
Chỉ số RSI là gì?
Mục Lục
RSI là từ viết tắt tiếng Anh của Relative Strength Index, có nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này sẽ giúp đo lường sức mạnh thị trường, cho biết thị trường đang trong giai đoạn quá mua hoặc quá bán và dự đoán điểm đảo chiều.
Tìm hiểu: Các sàn Forex uy tín thế giới tại Việt Nam 2023
Tìm hiểu: Các sàn chứng khoán quốc tế uy tín để đầu tư
Tìm hiểu: Những sàn giao dịch được FCA cấp phép
Chỉ báo RSI biến thiên trong khung chỉ số từ 0 đến 100 và 50 là mức trung bình. Nếu chỉ số RSI >70 cho thấy giá trị thị trường đang nằm trong vùng quá mua, tức là giá đã bị đẩy lên quá cao nên khả năng hình thành đỉnh và thị trường đảo chiều giảm giá là rất cao. Khi chỉ số RSI <30 là thị trường nằm trong vùng quá bán, tức là giá trị đã bị đẩy xuống quá thấp nên sẽ hình thành đáy và giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.
Công thức tính RSI
Chỉ số RSI sẽ được tính với công thức sau:
RSI = 100 – 100/(1 + RS)
Trong đó, RS là trung bình giá tăng hoặc giảm trong 1 chu kỳ. Thông thường, chu kỳ tính RSI thường là 14 ngày, 14 giờ, 14 tuần,…
Các nền tảng phân tích kỹ thuật hiện nay đều đã được tích hợp chỉ báo RSI. Do đó, khi cần phân tích, bạn chỉ cần hiển thị chỉ báo vào chọn chu kỳ quan sát phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc hoặc độ đậm nhạt của đường chỉ báo để dễ dàng quan sát.
Phương pháp giao dịch dựa trên chỉ số RSI
Chỉ số RSI sẽ giúp nhà đầu tư nhận định thị trường và tìm điểm vào lệnh Long Short phù hợp theo các cách sau.
Xác định tình trạng quá mua hay quá bán
Căn cứ vào 2 mốc quan trọng là 30 và 70, nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng thị trường và tiến hành đặt lệnh. Nếu RSI <30 thì thị trường đang nằm trong vùng quá bán, nhà đầu tư nên đặt lệnh Mua (Buy) để đón đầu xu hướng tăng sắp tới. Khi RSI >70 thì thị trường đang nằm trong vùng quá mua và chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm. Vì thế nhà đầu tư nên đặt lệnh Bán (Sell). Lúc này thường kèm theo sự xuất hiện của các mô hình nến đảo chiều như mô hình nến Bullish Engulfing, nến Bearish Engulfing.
Nếu RSI giao động trong vùng giữa 30 và 70 thì thị trường giao động trung tính. Trong giao đoạn này thì nếu có xuất hiện đảo chiều thì lực đảo chiều cũng không mạnh nên khả năng cao là giá sẽ quay lại xu hướng cũ trước đó. Đây cũng thường là dấu hiệu của các bẫy giá Bull Trap và Bear Trap trên thị trường.
Khi RSI duy trì quanh mức 50 thì thị trường sideway, không xác định xu hướng.
Kết hợp cùng các chỉ báo khác
Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư có thể kết hợp phân tích cùng chỉ báo MACD hoặc các mô hình nến đảo chiều như nến sao hôm hoặc nến sao mai. Nhà đầu tư có thể xem xét thêm các mô hình giá đảo chiều phổ biến như:
- Mô hình vai đầu vai
- Mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy
Sự phân kỳ RSI
Chỉ số RSI thể hiện sự phân kỳ khi xảy ra biến động lệch pha giữa đường RSI và giá. Ví dụ, khi giá tiếp tục giảm nhưng RSI đã tạo đáy và bắt đầu hướng lên. Đây là dấu hiệu phân kỳ tăng, cho thấy thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Ngược lại, khi giá tiếp tục tăng nhưng đường RSI đã tạo đỉnh và bắt đầu giảm thì đây là dấu hiệu phân kỳ giảm, dự báo thị trường sắp tạo đỉnh và chuyển từ xu hướng tăng sang giảm.
Xác định xu hướng đảo chiều
Chỉ số RSI thường báo hiệu điểm đảo chiều từ khá sớm. Nếu trong chu kỳ tăng giá, RSI không vượt qua mức 70 mà rơi xuống dưới 30 thì đây là dấu hiệu giá sẽ ngừng tăng và chuẩn bị giảm. Ngược lại, khi thị trường trong xu hướng giảm nhưng RSI không chạm mức 30 mà tăng tiệm cận ngưỡng 70 thì cho thấy xu hướng giảm giá đã chậm lại và giá cổ phiếu sẽ đảo chiều tăng.
Chỉ số RSI là công cụ dự đoán xu hướng thị trường tương đối chính xác nhưng vẫn chậm hơn diễn biến của thị trường. Để khắc phục hạn chế này, bạn có thể sử dụng kết hợp thêm chỉ báo MFI trong quá trình phân tích. Ngoài việc dự báo biến động giá thì nhà đầu tư còn có thể dựa vào đây để tìm điểm Breakout để vào lệnh khi thị trường đảo chiều. Đây là phương pháp giao dịch phổ biến nhất, vừa giúp nhà đầu tư có lợi nhuận, vừa hạn chế rủi ro khi giao dịch. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp thêm nhiều chỉ số khác khi phân tích để kết quả dự đoán có xác suất chính xác cao nhất.