Stop Out là lệnh bắt buộc đóng các vị thế đang mở khi nhà giao dịch sử dụng Margin. Nếu bạn sử dụng đòn bẩy để đầu tư nhưng biến động giá không đi theo hướng dự đoán thì tài khoản sẽ bị thua lỗ và có khả năng phải thực hiện lệnh Stop Out. Vậy Stop Out là gì và làm sao để phòng tránh? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây của Vangthegioi.
Tìm hiểu: Các sàn Forex uy tín thế giới tại Việt Nam 2023
Các sàn chứng khoán quốc tế uy tín để đầu tư
Những sàn giao dịch được FCA cấp phép
Stop Out và Stop Out Level trong Forex là gì?
Mục Lục
Trong giao dịch Forex, các Trader thường sử dụng Margin để tăng quy mô vị thế của họ. Nếu không, Trader sẽ cần phải bỏ ra số vốn rất lớn, có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn đô la, đây không phải là số vốn mà nhiều người có được. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi giao dịch với Margin và các mức ký quỹ Margin Call Level và Stop Out Level. Nó giúp các nhà giao dịch kiểm tra quỹ giao dịch của họ và đảm bảo số dư tài khoản không bị trống. Mức ký quỹ 100% thường được coi là Margin Call Level. Đến mức này thì nhà đầu tư thường nhận được cảnh báo Margin Call. Lúc này Trader bị hạn chế quyền mở vị thế mới. Bạn nên nạp thêm tiền ký quỹ hoặc đóng bớt các lệnh thua lỗ để nâng mức ký quỹ lên trên 100%. Đây được xem là tình trạng tài khoản an toàn và nhà đầu tư có thể mở thêm vị thế mới bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Các Sàn Chứng Khoán Quốc Tế Uy Tín Tại Việt Nam 2023
Nếu Trader không có bất cứ hành động nào sau khi nhận được Margin Call và tài khoản vẫn tiếp tục thua lỗ thì khi mức ký quỹ xuống mốc 50%, sàn giao dịch sẽ tự động đóng các vị thế mà không cần có sự đồng ý của Trader. Quá trình đóng lệnh này sẽ được diễn ra hoàn toàn tự động bởi hệ thống. Mốc ký quỹ này còn được gọi là Stop Out Level, tức là mốc mà lệnh Stop Out được thực hiện. Tuỳ theo từng sàn giao dịch mà các mức này có thể chênh lệch khác nhau. Điều này nhằm mục đích giúp nhà đầu tư không bị âm tài khoản.
Sự khác biệt giữa Margin Call Level và Stop Out Level
Tại mức Margin Call Level, khi nhận thông báo Margin Call thì Trader có nhiều sự lựa chọn hơn, ví dụ như nạp thêm tiền, đóng bớt lệnh hoặc không làm gì cả. Nhưng khi đến mức Stop Out Level thì hệ thống sẽ tự động đóng các vị thế thua lỗ của bạn mà không cần thêm bất cứ cảnh báo nào. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa 2 khái niệm này. Ngoài ra, mức Stop Out Level sẽ nguy hiểm hơn vì gần với mức số dư tài khoản bằng không hơn.
Cách tính mức Stop Out Level
Bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố này: vốn chủ sở hữu khả dụng và tiền ký quỹ đã sử dụng.
Để tính mức ký quỹ, bạn phải chia vốn chủ sở hữu khả dụng cho mức ký quỹ đã sử dụng và đặt nó theo tỷ lệ phần trăm
(vốn chủ sở hữu khả dụng/số tiền ký quỹ đã sử dụng) x 100%
Nếu mức ký quỹ trên 100%, nhà giao dịch có thể mở các lệnh Long Short mới. Tuy nhiên, nếu mức ký quỹ xuống mức 50%, thì hệ thống của sàn sẽ thực hiện lệnh Stop Out. Ở dạng số thực, điều đó có nghĩa là số tiền trên tài khoản bằng một nửa số tiền mà sàn giao dịch lấy. Và tại thời điểm này, các vị thế sẽ tự động được đóng cho đến khi mức ký quỹ vượt quá 50%.
Làm thế nào để tránh Stop Out trong forex?
Có nhiều cách khác nhau để các Trader tránh lệnh Stop Out. Cách đầu tiên và dễ dàng nhất là sử dụng một đòn bẩy thích hợp. Đòn bẩy cao làm tăng sức mua của bạn và có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên, nếu giao dịch đi ngược lại dự đoán, tổn thất cũng có thể tăng lên đáng kể. Khi sử dụng đòn bẩy nhỏ hơn, khoảng 20:1 và 30:1, số dư tài khoản sẽ an toàn hơn nhiều. Một cách quan trọng nữa để tự bảo vệ mình là luôn sử dụng lệnh Stop Loss để cắt lỗ. Lệnh Stop Loss sẽ dừng giao dịch khi giá xuống hoặc lên tại một vị trí đã xác định trước. Vì lý do hàng đầu khiến hầu hết các nhà giao dịch cháy tài khoản là họ để các giao dịch thua lỗ của mình tiếp tục nên đặt lệnh Stop Loss là điều vô cùng cần thiết. Trader có thể dựa vào các mốc quan trọng của công cụ Fibonacci để đặt mức cắt lỗ.
Ngoài ra, bạn cần giữ tâm lý thật bình tĩnh khi đầu tư, tránh đua lệnh hoặc nhồi lệnh vì nôn nóng lấy lại số vốn đã thua lỗ. Việc mở lệnh theo cảm tính thường sẽ khiến nhà đầu tư thất bại và nhanh chóng chán nản. Thay vào đó, bạn nên quan sát thị trường thật kỹ, kết hợp với việc phân tích nhiều chỉ báo tín hiệu ví dụ như chỉ báo MACD, đường chỉ báo MA, hay chỉ số RSI,… trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Thêm nữa là nếu Trader nhận cảnh báo Margin Call thì tốt nhất là nên đưa ra hành động nạp thêm tiền hoặc cắt bớt lệnh, đưa tài khoản về vùng an toàn để tránh lệnh Stop Out.
Cuối cùng là xác định điểm vào lệnh thật tốt. Vào lệnh đúng điểm Breakout thành công sẽ giúp bạn giảm tối đa rủi ro khi giao dịch. Để làm được điều này, bạn buộc phải trang bị đầy đủ kiến thức về mô hình kênh giá cũng như các mô hình nến như mô hình vai đầu vai, mô hình hai đỉnh hoặc mô hình 2 đáy.
Tóm lại, Stop Out là tình trạng mà không nhà đầu tư Forex nào mong muốn. Đây là lệnh bắt buộc đóng toàn bộ vị thế thua lỗ để tránh bị âm tài khoản. Nhà đầu tư cần trang bị đầy đủ kiến thức và quản lý vốn thật tốt để tránh rơi vào tình trạng này. Hãy bước vào thị trường với số vốn vừa phải, lựa chọn mức Margin thấp hoặc không sử dụng Margin để tích luỹ kinh nghiệm. Sau đó, từng bước bạn sẽ có thể mở những vị thế lớn hơn và thu về lợi nhuận cao hơn.